10 cuốn sách mà những người kinh doanh nên đọc trước tuổi 30
Dưới đây là một số cuốn sách về xã hội – kinh tế mà giúp bạn có cái nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về chuyên ngành mình đang theo học/ đang làm, cũng như cho bạn một hướng đi hay giúp bạn “giữ thăng bằng” trên con đường mình đã chọn.
1. Công ty sáng tạo (“ Creativity. Inc” by Ed Catmull)
Trên con đường vun vén cho sự nghiệp, có khi nào bạn nhận ra rằng công việc mình theo đuổi đang dần “ thui chột” sự sáng tạo mà trước đó bạn rất trân trọng?
Đó cũng là câu hỏi mà với cuốn sách” Công ty sáng tạo”, Ed Catmull- đồng sáng lập công ty hoạt hình Pixa, đi tìm câu trả lời, nguyên nhân và giải pháp bằng những kinh nghiệm của mình.
Dù là nhà lập trình, nhân viên ngân hàng hay một nghệ sĩ, bạn đều có cơ hội và khả năng thỏa sức sáng tạo để làm nên những tác phẩm của riêng mình.
2. Đừng đi ăn một mình ( “Never eat alone” by Keith Ferrazi)
Trong cuốn sách, Keith Ferrazi, bằng những kinh nghiệm và trải nghiệm trước đó, đã bày ra trước người những phương pháp mà ông đã sử dụng để tiếp cận, và tạo mạng lưới quan hệ với những người mà ông quý mến, khâm phục từ khi mới chập chững vào nghề cho tới lúc ông trưởng thành trong giới kinh doanh.
“Trong chúng ta ai cũng có khả năng quyến rũ người khác – cho dù đó là đồng nghiệp, người xa lạ, bạn bè, hay sếp của mình. Nhưng có khả năng khác với biết cách vận dụng nó, và đó là lý do tại sao có những người đi qua cuộc đời này lặng lẽ như những cái bóng, trong khi có người luôn thu hút được sự chú ý bất cứ nơi đâu họ xuất hiện.”
Cho nên, đừng bao giờ đi ăn một mình.
3. Thiên nga đen ( “The Black Swan” by Nassim Nicholas Taleb)
Con người chúng ta thường thích nghĩ về những ảo tưởng sự thật được vẽ ra bởi những giả thiết…
Bằng “ Thiên nga đen”, tác giả Taleb đã chỉ ra cách mà một số người đã lầm lẫm khi đặt niềm tin của mình vào những giả thiết( không chắn chắn và thiếu chứng cứ). Và theo quan sát của Taleb thì những hệ thống có cấu trúc chắn chắc nhất lại là những chỗ dễ bị sụp đổ nhất, như là vụ khủng hoảng tài chính những năm 2007- 2008.
Có thể khẳng định , “Thiên nga đen” là cuốn sách sẽ thay đổi cái nhìn của bạn về thế giới mà chúng ta đang tồn tại.
4. Sức mạnh của thói quen ( “The Power of Habit” by Charles Duhigg)
Không buồn chán và tẻ nhạt như cái tên đầy tính khoa học mà cuốn sách có thể gợi cho bạn, thay vào đó, “ Sức mạnh của thói quen” lại mang đầy sự hữu dụng và thú vị cho những bạn trẻ hướng tới cuộc đời và sự nghiệp viên mãn.
Hãy để ý, cuốn sách muốn truyền tải tới bạn đọc một thông điệp ai cũng biết nhưng hiếm người áp dụng được: Những thói quen, dù cực kì nhỏ nhặt và tiểu tiết đến đâu- như việc hút thuốc hoặc trì hoãn trong công việc, đều có một ảnh hưởng đến sự thành bại trong tương lai.
5. Im lặng – Sức mạnh của người hướng nội (“Quiet: the power of the world that can’t stop talking” by Susan Cain)
Bẩm sinh bạn là một người hướng nội, và bạn thực sự không muốn thay đổi con người để đổi lấy chuẩn mực “hướng ngoại” của xã hội nếu muốn thăng tiến trong sự nghiệp thì đích thị cuốn sách này của Susan Cain là dành cho bạn.
Mệt mỏi và khó chịu khi thấy những người hướng nội bị xếp thứ yếu trong xã hội, khi thấy xã hội đề cao những giá trị của hướng ngoại lên trên hướng nội, tác giả Susan Cain đã viết cuốn sách này- cuốn sách được coi là cách mạng của những người hướng nội.
Thích giao tiếp, hoạt ngôn và thích tranh luận ư? Để thành công, theo Susan Cain, bạn- dù hướng nội hay hướng ngoại, cũng chẳng cần phải đi theo những lề lối mà xã hội đã vẽ ra.
6. Điểm bùng phát (“Tipping point” by Macolm Gladwell)
Giới trẻ chúng ta ngày nay đã quá quen thuộc với mạng xã hội, nhưng sự thật là chúng ta mới chỉ “ chập chững” làm quen với những khái niệm, hình thái mới mẻ của truyền thông.
“Điểm bùng phát”, mặc dù đã xuất bản từ 15 năm trước, vẫn mang những giá trị còn nguyên vẹn, còn chuẩn xác cho tới ngày hôm nay. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những cái nhìn về việc tại sao và như thế nào một xu hướng, một ý tưởng hay một hành vi xã hội có thể vượt qua ngưỡng nhất định- và bùng phát rồi trở nên phổ biến rộng rãi.
7. Quyền lực- vì sao người có kẻ không? (“ Power” by Jeffrey Pfeffer)
Gần như hầu hết những cuốn sách về lãnh đạo thường có tính khuyến khích và tính truyền cảm hứng đối với người đọc. Nhưng “ Quyền lực” của Jeffrey Pfeffer không thuộc tuýp đó. Trái lại, bằng cuốn sách này, Jeffrey đã cố gắng và nỗ lực trong việc phản biện, phản bác những triết lý có phần giản đơn và được lý tưởng hóa thay vì đúng với thực tế cuộc sống.
8. Phi lý trí (“ Predictably Irrational” by Dan Ariely)
Dù muốn mở một công ty, start- up hay đang trên con đường xây dựng nghiệp, thì bạn đều nên trang bị cho mình những kĩ năng “đọc vị” hành vi con người. Và cuốn sách này chắc chắn là điểm khởi đầu tốt cho những người muốn tìm hiểu thêm về tâm lý học hành vi, từ việc tại sao chúng ta luôn trì hoãn trong công việc cho đến việc xác định giá trị của một sản phẩm.
9. Động lực (“Drive: The surprising truth about what motivates us” by Daniel Pink)
Với “ Động lưc”, Daniel Pink đã tạo một cuộc tranh luận thú vị với bạn đọc: chúng ta đã và đang làm điều gì để tạo động lực cho bản thân? Chẳng phải những tư duy về phương pháp tạo động lực bằng giải thưởng hay thành tích là đã quá cũ kỳ vì nó chẳng hề đem lại những hiệu quả lâu dài? Theo Daniel, để tạo động lực hiệu quả cho bản thân, chúng ta cần phải làm quen với một số giá trị như tư duy độc lập, sự thành thạo và kết quả của công việc.
10. Cho khế nhận vàng (“Give and Take” by Adam Grant)
Người đời cứ bảo ta rằng, để thăng tiến trong sự nghiệp, phải biết các thói lươn lẹo, ma lanh, khôn lỏi. Liệu điều đó có đúng không?
Nhưng Adam Grant, với cuốn “ Cho khế nhận vàng”, đã chỉ ra rằng quan điểm trên là hoàn toàn lệch lạc, sai lầm. Những người thành công nhất trong lĩnh vực của họ, theo những nghiên cứu ở cuốn sách, thường là những người tạo ra những giá trị cho người khác.
“Cho và nhận là cả một nghệ thuật. Khi cho đi một, bạn sẽ nhận về gấp nhiều lần“ (Mark Twain).
Leave a Reply